Tâm lý của con vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương hơn những gì chúng ta nghĩ. Những câu không nên nói với con dưới đây có lẻ nhiều cha mẹ thường mắc phải. Vì vậy, hãy ngừng nói với con những câu dễ làm tổn thương để con phát triển tâm lý tốt hơn.
7 câu không nên nói với con
“Mẹ không muốn nhìn thấy con nữa. Mẹ không yêu con nữa đâu”
Khi trẻ vòi vĩnh, cha mẹ thường mất kiểm soát và dễ cáu giận. Câu nói trên khiến trẻ cảm thấy tủi thân và dễ tạo thành nỗi ám ảnh sau này. Trẻ dễ có suy nghĩ bố mẹ không yêu thương, không cần mình. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của trẻ.
Thay vì thế hãy nói: “Quay về phòng con đi, đợi bình tĩnh lại rồi ra nói chuyện tiếp”.
Khi cả bố mẹ và con đều mất bình tĩnh, cách tốt nhất là để cả hai bên chấn tĩnh lại, sau đó cùng nhau nói chuyện để giải quyết vấn đề, tránh việc lấy tư cách là người lớn để quát mắng trẻ.
Xem thêm: Phương pháp giáo dục Montessori
“Đều là lỗi của con”
Sai lầm là một khái niệm rất hà khắc đối với trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm với mọi việc.
Câu nói trên sẽ khiến trẻ càng tự đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn. Vụng về là điều không thể tránh khỏi khi trẻ còn nhỏ. Vì thế, đừng nên đổ lỗi cho trẻ chỉ vì những ‘tai nạn’ nhỏ như thế này. Điều đó sẽ khiến trẻ tự trách bản thân và hình thành tâm lý sợ mắc sai lầm. Khiến trẻ ngại thử những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Thay vì thế hãy nói: “Lần sau hãy chú ý hơn để không làm vỡ cốc nữa nhé”.
“Chỉ biết nghịch điện thoại, giống hệt bố mày”
Cha mẹ khi trách con thường vô tình lấy khuyết điểm của người khác ra làm ví dụ. Điều này khiến trẻ có ấn tượng không tốt.
Thay vì thế hãy nói: “Bố con tuy thích nghịch điện thoại, nhưng cũng biết sửa đồ đạc, hay tập thể dục. Con nên học theo bố”.
Trẻ có xu hướng học theo cha mẹ chúng. Vì vậy, thay vì lấy khuyết điểm của người kia ra làm ‘ví dụ’, hãy lấy những ưu điểm để làm ‘tấm gương tốt’ cho trẻ noi theo.
Xem thêm: Muốn tốt cho con thì không nên nói điều này
“Mẹ đã nói rồi mà không nghe, con không làm được đâu”
Câu nói này dễ khiến trẻ mất tự tin, trẻ sẽ ngại làm mọi việc vì sợ mình không làm tốt.
Trẻ con có tính tò mò và rất thích thử làm những thứ người lớn có thể làm. Những câu nói mang tính phủ định khả năng của trẻ sẽ khiến trẻ sợ thất bại mà không dám thử những điều mới lạ.
Thay vì thế hãy nói: “Thử lại lần nữa nào, nếu không được cũng không sao”.
Khuyến khích tinh thần của trẻ là những gì cha mẹ nên làm, đồng thời cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ thực hiện. Điều này sẽ làm tăng thêm sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
“Mẹ không có thời gian, mẹ có việc bận cần làm”
Câu nói này như muốn nói với trẻ rằng chúng không quan trọng bằng công việc của cha mẹ.
Câu nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân mình thiếu quan trọng trong lòng bố mẹ. Khi cần hỏi điều gì, trẻ sẽ ngần ngại hơn vì chúng sợ bố mẹ không có thời gian cho chúng.
Thay vì thế hãy nói: “Mẹ phải gọi điện bây giờ, gọi điện xong mẹ con mình cùng chơi nhé”.
Câu nói này sẽ khiến bé vui vẻ hơn nhiều.
Xem thêm: Nguyên tắc 3 phút tạo niềm tin cho con
“Mẹ không biết con đang làm cái gì nữa”
Có những lúc trẻ sẽ làm những điều nghịch ngợm khá phiền phức. Trẻ hay thích ‘nghịch ngợm’ như thế này. Trẻ cảm thấy hành động của mình rất thú vị, nhưng lại không được bố mẹ hiểu cho. Từ đó dễ dẫn đến những cảm xúc không vui, giận dỗi bố mẹ.
Thay vì thế hãy nói: “Hãy thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của con”.
Hãy khuyến khích sự sáng tạo của trẻ để trẻ phát triển tốt hơn.
“Sao con dốt thế? Thế này thì học hành gì?”
Câu nói này khiến trẻ mất đi động lực và niềm vui trong học tập
Những lời trách mắng của cha mẹ về điểm số sẽ khiến trẻ không còn động lực và niềm yêu thích trong học tập. Trẻ sẽ cảm thấy áp lực về thành tích, dễ dẫn đến quay bài, chép bài để đạt điểm cao mà không học thực sự.
Thay vì thế hãy nói: “Chúng ta cùng nghĩ cách giải quyết vấn đề nhé”.
Xem thêm: 10 bí kíp giúp con tự giác làm bài tập về nhà
Hãy học cùng trẻ để tìm ra những sai sót và sửa lỗi để trẻ tiến bộ hơn.