Dạy con về giá trị đồng tiền và cách chi tiêu - Thiên Tài Việt
Dạy con về giá trị đồng tiền và cách chi tiêu

Bạn đang băn khoăn không biết làm sao để dạy con về giá trị đồng tiền? Bạn lúng túng không biết dạy con như thế nào cho đúng? Liệu bạn có đang làm con yêu của mình coi nhẹ giá trị của những đồng tiền không? Nếu có thì bạn đã làm hư chính đứa con thân yêu của mình rồi đấy! Bài viết dạy con về giá trị đồng tiền; mà Thiên Tài Việt chia sẻ dưới đây; hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Câu chuyện của mẹ Hà

Buổi chiều sau khi tan sở, Hà chạy vội qua trường tiểu học đón cu King. Vừa nhìn thấy bóng mẹ ngoài cổng, cu King đã chạy như bay ra chổ mẹ, miệng mếu máo: “Mẹ ơi, bạn Hiếu có một chiếc máy bay điều khiển từ xa đẹp lắm, con cũng muốn có một chiếc như thế, mẹ mua cho con đi”.

Nhìn thấy con mếu máo, Hà vội dỗ dành: “Thôi thôi, bảo bối của mẹ nín đi nào, lát mẹ qua cửa hàng đồ chơi mua cho nhé!”.

Đây không phải là lần đầu Hà đáp ứng tất cả các yêu cầu của con. Do đó, hễ bạn bè cu King có món đồ chơi gì là ngay hôm sau cu King cũng có. Hà suy nghĩ ngày xưa mình vốn thiếu thốn, nên bây giờ cô muốn cu King được đầy đủ; bằng bạn bằng bè. Chính vì thế, cô không tiếc tiền mua sắm cho con; mà không cần suy nghĩ món đồ chơi ấy có phù hợp với lứa tuổi của con không. Hễ cu King thích là Hà mua ngay. Vì thế dù mới chỉ là học sinh lớp 2, nhưng cu King đã có thói quen đòi hỏi đủ thứ; và nếu không thỏa mãn thì cu cậu bò lăn ra ăn vạ ngay lập tức.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục Montessori

Câu chuyện của mẹ Nga

Khi Nga đưa các con đến cửa hàng. Suốt thời gian ở đó, bọn trẻ mè nheo xin mua mọi thứ mà chúng thích. Và Nga luôn trả lời: “Mẹ không có tiền để mua cái đó”.

Đôi khi bọn trẻ tỏ vẻ khó chịu và hờn dỗi, nhưng Nga không thể thỏa hiệp; bởi Nga biết, nếu chiều theo ý con như thế sẽ có tác dụng ngược lại; với các bài học mà Nga muốn dạy cho chúng. Nhưng bọn trẻ bắt đầu tự hỏi tại sao không thể mua được; và chúng nói với Nga rằng: “Mẹ có thể sử dụng thẻ ngân hàng thay vì tiền mà”.

Lúc này, Nga nhận ra rằng cần phải dạy con về giá trị đồng tiền; và cách tiêu tiền hợp lý. Nga muốn các con mình hiểu rằng; mỗi lần đến cửa hàng, chúng sẽ không thể mua một món đồ chơi mới; mỗi khi đòi hỏi. Nga muốn các con của mình phải biết chờ đợi và tiết kiệm; để có thể có được những thứ chúng muốn.

Sai lầm nhiều cha mẹ thường mắc phải

Nhiều người nghĩ rằng con cái họ không cần thiết phải được dạy về tiền bạc hoặc phải biết cách tiết kiệm tiền quá sớm. Nhưng, thái độ của bạn đối với tiền bạc sẽ ảnh hưởng đến các con mỗi ngày. Có thể bạn không biết rằng bạn đã và đang tạo những ấn tượng và cái nhìn đầu tiên của con về tiền bạc ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Còn đối với những đứa trẻ, khi được cha mẹ cho tiền; nhưng không có hướng dẫn cách chi tiêu; thì các bé thường có xu hướng chi tiêu theo ham muốn, nhu cầu, sở thích cá nhân. Dần dần các bé sẽ xem nhẹ giá trị đồng tiền.

Đáng lo ngại hơn là nhiều bậc cha mẹ cho con tiền, nhưng không biết con sẽ chi tiền vào việc gì. Xin tiền học thêm nhưng lại đi chơi game; cha mẹ cũng không hay biết. Không những thế nhiều em còn tỏ ra khá thờ ơ; với suy nghĩ chỉ cần chăm lo học tập còn những vấn đề khác đã có bố mẹ lo.

Những khuynh hướng đề cập ở trên đều không có lợi; trong việc phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho các con. Vậy bố mẹ cần làm thế nào? Cho tiền con thế nào là đúng mức? Đây là câu hỏi mà mỗi bậc cha mẹ cần nên cân nhắc và thận trọng. Đặc biệt, không nên lấy tiền, đồ chơi ra để thỏa hiệp với các con; sẽ tạo ra thói quen không tốt cho các bé.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục Highscope

Hãy dạy con về giá trị đồng tiền

Hãy dạy cho con về giá trị đồng tiền; hiểu được công sức, sự vất vả mà cha mẹ bỏ ra để kiếm được đồng tiền; và chi tiêu thật hợp lý với số tiền mình có. Trẻ có thể bắt đầu học về tiền bạc khi chúng đang ở độ tuổi mầm non; tốt nhất là nên cho trẻ làm quen với tiền ngay từ tuổi lên 3; và tiếp tục phát triển thêm kỹ năng về quản lý tiền và chịu trách nhiệm về những lựa chọn của bản thân trẻ khi chúng trưởng thành hơn.

1. Dạy con về giá trị của từng món đồ mà con có

Có thể dạy cho các con biết giá trị đồng tiền; thông qua giá trị của từng món ăn, loại đồ chơi mà các con có. Dạy con làm thế nào để trả tiền cho các món đồ ở cửa hàng. Dạy cho con những khái niệm như: phải trả tiền để nhận hàng và cách sử dụng tiền. Bọn trẻ có thể không hiểu được về giá trị món đồ nhưng chúng sẽ nhận ra rằng cần phải có tiền thì mới mua được.

2. Thưởng tiền khi con làm việc tốt

Trả một khoản tiền để bọn trẻ hoàn thành một công việc được giao; hay tiền thưởng cho sự học hành chăm chỉ. Việc này sẽ giúp con nắm bắt ý tưởng làm thế nào để có tiền và những món tiền nhận được là một phần thưởng. Thêm nữa, đó là một cách tuyệt vời giúp con tập trung vào tính toán và nhận ra sự khác biệt về mệnh giá trong mỗi đồng tiền.

3. Dạy cho con biết tiết kiệm bằng cách bỏ tiền vào heo đất

Dạy cho con biết tiết kiệm bằng cách bỏ tiền vào con heo đất hàng ngày. Con có thể nhìn trực quan xem có bao nhiêu tiền đã tiết kiệm được và bao nhiêu tiền mà con có thể chi tiêu để mua những thứ con muốn. Và khi đập heo đất ra được một số tiền lớn bạn sẽ nói cho trẻ hiểu về việc “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”; trong tiết kiệm tiền và cuộc sống hàng ngày.

4. Đặt mục tiêu với con

Bạn hãy hỏi con thích những gì và bắt đầu hướng dẫn con tiết kiệm tiền. Để cho con bạn biết phải mất bao lâu mới có thể tiết kiệm được tiền; đủ để mua những thứ mình muốn. Khi đó, các bé sẽ coi trọng những đồng tiền mà mình đã tiết kiệm được. Hãy bắt đầu với một món đồ có giá trị nhỏ để con không phải mất nhiều thời gian tiết kiệm cho đủ tiền mua.

5. Dẫn trẻ đi mua sắm tại cửa hàng, siêu thị

Đây là nơi giảng dạy tốt nhất cho các bé về tiết kiệm tiền cho một món gì đó mà các bé thực sự muốn. Các bé chỉ được phép mua khi đồ vật có ích và cần thiết so với số tiền các bé có; nhờ nổ lực của bản thân, dạy các bé cách để bỏ qua mọi điều cám dỗ là bài học cần thiết.

6. Cho con tham gia vào các cuộc thảo luận về tài chính

Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ gia đình, hãy cùng nói chuyện với con về điều đó. Điều này sẽ giúp con hiểu được  giá trị của tiền bạc tác động vào kỳ nghỉ thế nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải thận trọng với những thảo luận này vì bạn không nên để con cảm thấy tiền bạc là gánh nặng hoặc lo lắng về vấn đề tài chính của gia đình.

7. Làm gương cho con

Trẻ em học bằng ví dụ. Vì vậy, cuối cùng nếu chúng ta muốn dạy con cái về giá trị đồng tiền; và cách xử lý tiền một cách thích hợp hơn; thì chúng ta phải chỉ cho chúng cách chúng ta làm điều đó một cách hiệu quả!

Xem thêm: Phương pháp giáo dục Shichida

Sẽ có rất nhiều tình huống hàng ngày; giúp cha mẹ có thể dạy cho con biết quý trọng giá trị đồng tiền; ngay từ khi còn nhỏ. Tuy những điều này không phải là một cái gì đó mà con có thể hiểu được trong một sớm một chiều. Nhưng một bắt đầu nhỏ có thể tạo nên một sự khác biệt lớn. Vì vậy, một khởi đầu nhỏ luôn luôn là con đường đi đúng.

Nếu bạn muốn dạy cho con mình hiểu biết nhiều điều có ích trong cuộc sống; thì tiền bạc là một vấn đề không thể thiếu. Dạy con về giá trị đồng tiền sẽ tạo cho con một thói quen chi tiêu hợp lý trong tương lai. Và đây thực sự là một kỹ năng vô cùng quan trọng; để các con có thể đứng vững và thành công trong cuộc sống sau này.