Trong cuộc sống, con người cần phải học tập và không ngừng rèn luyện, phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Để thực hiện được điều đó, chúng ta phải trang bị cho mình một đức tính, kỹ năng đó là tính kiên nhẫn. Kiên nhẫn là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn đạt tới hiệu quả tối đa thành công trong mọi công việc. Chính vì vậy, ba mẹ hãy dạy con tính kiên nhẫn ngay từ khi còn bé.
Làm thế nào để dạy con tính kiên nhẫn?
1. Dạy con tính kiên nhẫn từ những câu chuyện
Một việc tưởng chừng mang tính chất giải trí; nhưng thông qua nó là những bài học mang lại giá trị tinh thần sâu sắc.
Bước đầu có thể là những câu chuyện ngắn về tính kiên nhẫn; cả về những mặt tích cực hay tiêu cực trong đó. Kèm theo nên chèn thêm những câu hỏi để tập cho con tư duy.
Ví dụ trong một bộ chuyện nổi tiếng giữa thỏ và rùa. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho con như: “Con có biết vì sao rùa có thể thắng được thỏ; trong khi rùa bò rất chậm còn thỏ lại chạy rất là nhanh không?”…
Những câu chuyện ngắn ấy sẽ giúp cho con phát triển tư duy nhất nhiều. Gieo cho con những ấn tượng về ý nghĩa của tính kiên nhẫn; cũng như hậu quả của sự thiếu kiên nhẫn.
Xem thêm: 5 KHÔNG khi nuôi dạy con trẻ ba mẹ cần biết
2. Ba mẹ cần làm gương cho con về tính kiên nhẫn
Các bạn cần biết rằng, những hành động của chúng ta tác động rất nhiều đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì thế, ba mẹ cần phải luyện tính kiên nhẫn trước khi dạy con về tính kiên nhẫn. Bởi ba mẹ là tấm gương gần nhất mà con sẽ noi theo.
Trong đời sống hằng ngày; ba mẹ cần cho con thấy bản thân mình luôn kiên trì thực hiện bằng được một số việc. Cần lưu ý là trẻ tiếp thu khá nhanh trong thời kì từ 2 tuổi. Vì vậy; trong quá trình ba mẹ dạy con; chúng ta nên tránh sự mất kiên nhẫn có thể khiến mục đích dạy con không được như ý muốn.
Chẳng hạn như ba mẹ làm một việc gì đó, con sẽ thích thú ngồi xem. Nếu ba mẹ không kiên trì cho đến lúc làm xong, con sẽ dễ cảm thấy sự nuối tiếc; và hình tượng đẹp đẽ của ba mẹ trong con ít nhiều bị giảm sút.
Vì vậy, ba mẹ nếu muốn con học được điều gì thì ba mẹ phải chứng minh điều đó thật thuyết phục. Và nếu đôi khi có những việc mà ba mẹ không thể kiểm chế thì tốt nhất là không nên để con nhìn thấy.
3. Ba mẹ cần thường xuyên uốn nắn tính kiên nhẫn cho con
Phần lớn các con sẽ mau chán với những việc mình làm; mặc dù những việc ấy ban đầu chúng tỏ vẻ thích thú. Không nên để con quá tự do làm những gì nó muốn; ba mẹ nên quan sát và uốn nắn ngay khi con làm sai.
Trong trường hợp con tỏ ra thiếu kiên nhẫn, ba mẹ cần cổ động, khích lệ con ngay; để không trở thành một thói quen xấu. Có thể có vài phần thưởng nhỏ cho con mỗi khi con làm tốt việc gì đó.
Tính kiên nhẫn không thể rèn luyện trong thời gian ngắn được. Vì vậy, bản thân ba mẹ phải nhẫn nại theo đuổi sự rèn luyện đó.
Xem thêm: 7 điều cha mẹ cần ghi nhớ để dạy con tốt hơn
4. Nên xem xét yêu cầu của con
Đôi khi ba mẹ cần biết khi nào con không thể kiên nhẫn và khi nào con có thể kiên nhẫn. Thường thì các bé chỉ biết được những thứ đang diễn ra. Cho nên nhiều lúc bạn đề nghị bé chờ trong ít phút thì bé phản ứng dữ dội. Chính vì thế, ba mẹ cần kiểm soát yêu cầu của con, để biết rõ lúc nào con không thể chờ.
Yêu thương là phải biết cách điều hòa giữa việc hiểu và dạy dỗ con. Từ những điều trên ta thấy được để rèn cho con tính kiên nhẫn không hề dễ.
Nuôi con là một lĩnh vực giống như mọi lĩnh vực khác. Kiến thức được thay đổi linh hoạt theo từng ngày. Vì vậy, học cách nuôi con là công việc không ngừng nghỉ của các bậc làm ba mẹ. Cơ hội giáo dục của ba mẹ chỉ đến 1 lần trong đời 1 đứa trẻ. Không có nút xoá. Không có nút làm lại. Hãy tận dung thời gian quý báu ấy thật hiệu quả, các ba mẹ nhé!
Tú Oanh tin rằng, mỗi bậc ba mẹ sẽ luôn là động lực và là tấm gương tốt cho con trẻ của mình.